Những năm trở lại đây, phong cách nội thất Industrial (Công nghiệp) được rất nhiều người chọn để hoàn thiện và trang trí cho không gian của mình. Từ nhà ở cho tới quán cafe, hay thậm chí cả những văn phòng cũng mang hơi hướng của phong cách này. Vậy phong cách industrial là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Nguồn gốc hình thành và giai đoạn phát triển.
Không nhiều người rõ nguồn gốc của phong cách thiết kế công nghiệp. Phần lớn cho rằng nó được phát triển vào đầu thế kỷ 20. Trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần hai kết thúc, xu hướng dịch chuyển theo hướng toàn cầu hóa. Các nhà máy tại Tây Âu đóng cửa và chuyển xưởng sản xuất tới những quốc gia có chi phí lao động thấp. Do đó, những tòa nhà này bị bỏ hoang.
Tuy nhiên những tòa nhà này hoàn toàn có thể chuyển đổi thành khu dân cư. Qua thời gian, dân số tại các thành phố bành trướng khiến diện tích sinh sống trở nên khan hiếm. Giải pháp hợp lý là chuyển đổi các khu vực công nghiệp quanh thành phố thành khu cư dân.
Thay vì che đi quá khứ của những ngôi nhà này, kiến trúc sư và người dân thường muốn tôn vinh chúng. Tường để trần, sàn thô ráp và cửa sổ kính lớn là những dấu hiệu tiêu biểu còn sót lại từ thời tòa nhà còn là nhà máy. Đây cũng là các yếu tố tràn ngập trong thiết kế nội thất công nghiệp.
Phong cách Industrial phát triển xuyên suốt từ lúc hình thành đến nay. Phổ biến ở các nước Châu Âu, Nam Mỹ. Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000 và cũng đặt dấu ấn cũng như tạo đề tài cho các kiến trúc sư Việt Nam nghiên cứu thiết kế, tạo ra những không gian độc đáo. Phong cách này đang được rất nhiều người Việt Nam chuộng và sử dụng (Đặc biệt trong miền Nam)
Phong cách này thường mang dáng dấp của những căn nhà chưa hoàn thiện, hệ thống ống nước, điện chạy nổi, nội thất, công năng có thể dễ dàng được thay đổi biến hóa.
2. Đặc điểm nhận biết.
- Tường gạch thô
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp không đòi hỏi các tiểu xảo thẩm mỹ cầu kỳ. Chúng phần lớn nhấn mạnh tới cấu trúc nguyên bản, bao gồm các bức tường để trần ( không sơn hay dán tường) . Những viên gạch đỏ điểm thêm màu sắc cho nội thất và tạo ra không khí ấm áp, chào đón.
- sàn bê tông hoặc gỗ.
Gạch hoa không được phổ biến trong nội thất công nghiệp. Lựa chọn được ưa chuộng hơn là sàn bê tông, nó kết hợp thuần thục với vẻ ngoài dang dở của phong cách này. Bạn có thể chọn nhiều màu sắc cho sàn bê tông. Sàn gỗ cũng là một lựa tốt cho phong cách thiết kế nội thất này.
- Trần nhà để hở với dầm và đường ống
Kiểu dáng công nghiệp là một phong cách thiết kế tương đối rẻ vì trần nhà thường được để trần. Cột bê tông, dầm thép và dầm, cũng như các đường ống thông gió không những không được che đi mà còn được nhấn mạnh. Trần thường được sơn màu đen để tạo độ sâu hoặc hoặc bí ẩn.
Với đặc trưng tần suất sử dụng cao, các nhà xưởng cũ được thiết kế phần tường và trần để thô nhằm mục đích dễ sửa chữa khi cần thiết. Sau này, những nhà thiết kế nội thất đã tái hiện lại để mang đến nét phóng khoáng đặc trưng cho không gian văn phòng. Phần trần thô, để lộ hệ thống kỹ thuật cũng giúp “nối dài” chiều cao của công trình.
- Cửa sổ thép lớn, không gian mở, đồ nội thất tối màu
Cửa sổ theo phong cách retro hòa hợp với phong cách thiết kế này. Trong thời kỳ công nghiệp trước đây, cửa sổ thường làm bằng thép và có nhiều khung nhỏ. Kích cỡ cửa sổ lớn để hứng được nhiều ánh sáng.
Nội thất công nghiệp chú trọng vào không gian. Đó là lý do tại sao những căn hộ kiểu loft là hình mẫu lý tưởng. Bạn có thể chia nhỏ không gian bằng bình phong gỗ hoặc tủ.
Đồ nội thất có thể hơi cũ kỹ và hao mòn một chút. Ví dụ như một chiếc bàn cà phê làm bằng gỗ pallet cũ hoặc tủ đựng đồ kim loại cổ điển đã tróc sơn. Sử dụng lại đồ nội thất cũ màu sắc hơi tối trầm là một ý tưởng hay để trang trí ngôi nhà theo phong cách công nghiệp.
- Cầu thang tay vịn thép đơn giản, sử dụng nhiều thép tiền chế, thép hộp
Các kiến trúc sư thường thiết kế một căn phòng hai tầng (duplex), được kết nối bằng cầu thang thép đơn giản thay vì những cầu thang bằng gỗ sang trọng. Tay vịn cầu thang thường rất đơn giản và góc cạnh.
Hiện nay, phong cách Industrial có thể được kết hợp với nhiều phong cách khác nhau như hiện đại, rustic, retro, scandinavan… để có thể tạo nên nhưng nét đặc trưng riêng phục vụ cho từng không gian khác nhau và thể hiện được cá tính của người sử dụng cũng như nét đặc trưng của vùng miền đó.
Industrial đã và sẽ mãi là một dấu ấn thiết kế cá tính không thể vắng mặt trong cả công trình cổ điển hay hiện đại. Hãy đến Industrial Room để tìm hiểu thêm về phong cách cùng những sản phẩm ấn tượng này.