Phong cách nội thất Đông Dương (Indochine)

Có một phong cách đã xuất hiện từ rất lâu và vẫn đang chạy xuyên suốt theo quá trình phát triển tại Việt Nam. Thậm chí hiện nay nó còn đang có dấu hiệu trở lại mạnh mẽ để trở thành một trong những phong cách được ưa chuộng nhất trong những năm trở lại đây. Vâng, chúng ta đang nói đến phong cách Đông Dương hay còn gọi là phong cách Indochine. Để hiểu được từ đâu mà có phong cách này cũng như đặc điểm của nó ra sao? Mời các bạn cùng chúng tôi lật lại lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc của Indochine nhé.

1. Nguồn gốc hình thành và khái niệm

Indochine trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương ( hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn bao gồm : Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Indochine xuất hiện khi Pháp bắt đầu cuộc xâm chiếm khu vực Đông Nam Á vào khoảng những năm 1893-1954. Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ.

Indochine là sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây khác biệt tạo nên một phong cách mới với quan điểm mỹ thuật, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử.

2.Đặc điểm nhận biết phong cách Indochine

a, màu sắc

Sử dụng tone màu trung tính: vàng nhạt, vàng kem, trắng để tạo cảm giác mát mẻ phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Không gian nội thất là sự kết hợp của tone màu trung tính và màu sắc của gỗ, đồ mây tre gợi được chất Á Đông.

Một số không gian cũng sử dụng màu sắc nhiệt đới ấm, nóng tạo ấn tượng mạnh như: Màu đỏ, màu tím, màu vàng cam…

b,vật liệu sử dụng

  • Vật liệu tre

Do có khả năng chống mọt, chống mối tốt, hợp với khí hậu cùng với độ bền chắc cao nên tre được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế Đông Dương để làm đồ trang trí, trang thiết bị, những tấm vách ngăn,…nhằm tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, mềm mại.

  • vật liệu gỗ

Tính chất: mềm, bền, chắc, gỗ tạo được cảm giác sang trọng và được ưa chuộng. Gỗ là vật liệu chính trong các công trình: hệ khung kết cấu và console của mái, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu…

c,gạch (gạch bông, gạch nung)

Thường được sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng, sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật cho công trình. Đây là một nét đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương trong nội thất.

d, Hoa văn, họa tiết trang trí

Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,…mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.

Ngày nay, các họa tiết hoa văn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất và tạo nên những chất rất riêng khi được ứng dụng vào các chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các vách ngăn, thiết bị nội thất,…

3. Một số hình ảnh tiêu biểu

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp phong cách Đông Dương ở bất cứ nơi đâu, từ những căn hộ của người thân, bạn bè cho đến quán cafe, nhà hàng hay khách sạn,…  Nếu như bạn yêu thích phong cách này, hãy theo dõi AB Concept để có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm mang phong cách này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *