Phong cách nội thất là điều tất yếu quan trọng trước khi bạn bước chân vào ngôi nhà mới. Phong cách đại diện cho chủ nhà về cá tính, tâm hồn cũng như để gây ấn tượng với các vị khách đến thăm nhà.
Bạn đang băn khoăn không biết nên thiết kế thế nào? Không biết nên chọn đồ đạc, kiểu dáng và màu sắc ra sao? Và liệu rằng phong cách bạn chọn có phù hợp với diện tích cũng như không gian mà bạn đang có hay không?
Trên thế giới hiện nay có tới hàng chục phong cách thiết kế khác nhau thể hiện đặc trưng, phong tục tập quán của mỗi vùng miền, cũng như bộc lộ cá tính của mỗi gia chủ.
Trong bài viết này, AB Concept sẽ giới thiệu đến các bạn 12 phong cách đang phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay. Giúp cho các bạn có thể lựa chọn được phong cách phù hợp nhất cho không gian sống của mình.
1. PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI (MODERNISM)
Trào lưu kiến trúc hiện đại Modernism là một khái niệm rất rộng được nhiều kiến trúc sư sử dụng để miêu tả các công trình có đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố trí hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do và phi đối xứng, nó có mặt đứng loại bỏ việc sử dụng họa tiết trang trí theo phương pháp cổ điển cũng như đi vào sử dụng các loại vật liệu mới như kính, thép, bê tông.
Phong cách hiện đại phù hợp với mọi loại không gian từ lớn tới nhỏ và được xem là hiệu quả lý tưởng cho những không gian nhỏ so với với một số phong cách khác bởi đồ nội thất gọn gàng, giúp tối đa không gian, tạo cảm giác rộng rãi hơn cho căn phòng.
Tất cả những yếu tố tạo nên phong cách hiện đại như đường nét, mảng khối, chi tiết trang trí, màu sắc và ánh sáng đều được xử lý tinh tế nhằm tạo nên một không gian hài hòa, thanh lịch mà vẫn giữ được đầy đủ tiện nghi về công năng.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Hiện đại tại đây:
2. PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN, TÂN CỔ ĐIỂN (CLASSIC, NEOCLASSICAL)
Thực tế phong cách cổ điển và tân cổ điển không phải là một. Đó là hai phong cách ở hai thời kỳ khác nhau. Cho đến nay vẫn nhiều gia đình vẫn có xu hướng chọn hai phong cách này để hoàn thiện cũng như trang trí cho căn nhà của mình.
Chúng tôi chủ động cho hai phong cách này trong một mục vì chúng có sự tương đồng và có liên quan nhất định đến nhau. Vậy cổ điển là gì và tân cổ điên là gì?
Hầu hết các phong cách thiết kế nội thất cổ điển đều lấy cảm hứng từ những không gian sống của những người có địa vị xã hội lớn thời xưa. Đặc biệt, sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng chi tiết thiết kế đã phô trương quyền lực và sự giàu có, địa vị và phong cách riêng của từng chủ nhân.
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển được xuất phát trong cách thiết kế La Mã và Hy Lạp. Phong cách cổ điển dựa trên nguyên lý sắp xếp, phối hợp và cân bằng những yếu tố thiết kế một cách chặt chẽ. Thiết kế nội thất cổ điển tập trung hoàn toàn vào những nguyên lý truyền thống, khả năng cảm thụ nghệ thuật và nắm vững các nguyên tắc thiết kế của kiến trúc sư sẽ mang đến những không gian nội thất cổ điển hoàn mỹ.
Trong suốt thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, phong cách nội thất tân cổ điển (Neoclassical Interior) đã phát triển và thống trị toàn bộ kiến trúc ở Châu Âu. Tân cổ điển chú trọng nhiều đến sự đơn giản, cân đối trong các đường nét.Về cơ bản thì nội thất tân cổ điển mang theo hơi hướng của nội thất cổ điển, nhưng được giản lược bớt về chi tiết hoa văn, kiểu dáng đồ và cả màu sắc mà vẫn giữ được sự sang trọng, quý phái.
3. PHONG CÁCH INDUSTRIAL (CÔNG NGHIỆP)
Phong cách Industrial được phát triển vào đầu thế kỷ 20. Trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần thứ hai kết thúc, các nhà máy tại Tây Âu đóng cửa và bị bỏ hoang. Khi đó, những khu công nghiệp này chuyển đổi thành khu dân cư vì thiếu diện tích sinh hoạt.
Thay vì che đi quá khứ của những ngôi nhà này, kiến trúc sư và người dân muốn tôn vinh chúng. Tường và trần, sàn thô ráp và cửa sổ kính lớn là những dấu hiệu còn sót lại từ thời tòa nhà này còn là nhà máy.
Phong cách này thường mang dáng dấp của những căn nhà chưa hoàn thiện, hệ thống ống nước, điện chạy nổi, nội thất, công năng có thể dễ dàng được thay đổi biến hóa.
Hiện nay, phong cách Industrial có thể được kết hợp với nhiều phong cách khác nhau như hiện đại, rustic, retro, scandinavian… để có thể tạo nên đặc trưng riêng phục vụ cho từng không gian sống khác nhau và thể hiện được cá tính của người sử dụng cũng như nét đặc trưng của vùng miền đó
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Industrial tại đây:
4. PHONG CÁCH RUSTIC
Rustic ( Trong tiếng latin có nghĩa là nông dân, có thể hiểu là phong cách mộc mạc)
Phong cách nội thất Rustic phát triển từ giữa đến cuối những năm 1800. Ở Châu Âu phong cách này đã có từ rất lâu, nó có tên gọi khác là Romantic Movement (tạm dịch là phong trào lãng mạn).
Vào những năm 1870, phong cách này phát triển, sản xuất số lượng lớn cho những cư dân giàu có của thành phố New York, Mỹ.
Những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Rustic mang không gian mộc mạc, đồ dùng với họa tiết và tôn trọng những thứ thuộc về tự nhiên. Đối với những ngôi nhà cổ thì những chi tiết kiến trúc ban đầu luôn được chú trọng để làm nổi bật. Đó là những bức tường đá cũ, chiếc xà dầm quen thuộc một thời hay những món đố nội thất bằng gỗ tự nhiên.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Rustic tại đây:
5. PHONG CÁCH RETRO
Retro là thuật ngữ rút gọn của ”RETROSPECTIVE” tức là hồi tưởng quá khứ. Phong cách này có nguồn gốc từ Bắc Âu và thịnh hành vào những năm từ 1950 đến 1970, nội thất Retro mang tính hoài cổ nhưng không kém phần hiện đại.
Phong cách này là sự kết hợp tinh túy giữa các nét đẹp xưa cũ, với phong cách hiện đại. Vì vậy, có thể nhìn nhận các nội thất được sử dụng trong không gian retro theo hướng đa chiều, từ phong cách cho đến hình thức, màu sắc và cách sắp xếp…
Những gam màu Pastel kết hợp cùng màu trắng, hay giữa những màu đối lập, tạo nên sự ngẫu hứng và vẻ rực rỡ cho không gian. Retro không thể thiếu đi sự hiện diện của những gam màu đậm, mạnh mẽ và đầy cá tính.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Retro tại đây:
6. PHONG CÁCH MINIMALISM (NỘI THẤT TỐI GIẢN)
Minimalism hay còn gọi là phong cách tối giản. Là một phong trào nghệ thuật nổi lên ở New York – Mỹ vào những năm đầu thập niên 1960. Tối giản được hiểu là đơn giản hóa trong việc thiết kế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và đơn giản nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí.
Quan trọng hơn, dù tối giản nhưng vẫn có sự hài hòa cơ bản chứ không cẩu thả. Sử dụng hạn chế về màu sắc là tiêu biểu để nhận diện xu hướng thiết kế này.
Chủ nghĩa tối giản tôn vinh sự giản lược trong ngôn ngữ kiến tạo không gian. Các thành tố cấu tạo lên không gian hoặc đồ nội thất nên đơn giản và càng ít chi tiết càng tốt. Nhưng những chi tiết hiếm hoi có mặt trong thiết kế lại phải được chăn chút thật kỹ lưỡng và hoàn hảo…
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Minimalism tại đây:
7. PHONG CÁCH SCANDINAVIAN (PHONG CÁCH BẮC ÂU)
Vùng Scandinavian đề cập đến ba quốc gia ở Bắc Âu bao gồm Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, phạm vi đã được mở rộng thêm Phần Lan, Iceland, thậm chí là vùng Greenland.
Scandinavian hay phong cách Bắc Âu là xu hướng giúp cân bằng giữa vẻ đẹp và sự tiện dụng. Tập trung vào các yếu tố đơn giản, sự tối giản với các chức năng riêng biệt.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy phong cách vùng biển Bắc Âu chuộng tông màu trắng, vật liệu thô mộc tự nhiên, lông thú và da. Đặc điểm khí hậu Bắc Âu lạnh giá quanh năm đã hình thành nên các dấu hiệu nhận biết về nó.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Scandinavian tại đây:
8. PHONG CÁCH ĐƯƠNG ĐẠI (CONTEMPORARY STYLE)
Nhiều người vẫn nhầm lẫn “hiện đại” (Modern) và “đương đại” (Contemporary) là chỉ chung một phong cách, tuy nhiên thực tế đây là hai phong cách khác nhau trong thiết kế nội thất. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại ám chỉ một khoảng thời gian, được tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1920 đến 1950, và không hề có sự thay đổi, nó là một phong cách đã được xác định và sẽ mãi mãi như vậy. Trong khi đó, phong cách đương đại luôn luôn thay đổi, nó liên quan đến các xu hướng của từng thời điểm, của cuộc sống hiện tại, ngay bây giờ.
Nội thất đương đại trở nên phổ biến trong những năm 1970, cùng thời điểm nổi lên phong cách postmodernism. Nội thất đương đại là sự pha trộn của nhiều phong cách khác nhau. Đương đại có nghĩa là “hiện có, đang xảy ra” nó đề cập đến những gì đang phổ biến hoặc đang được sử dụng ngay bây giờ.
Thiết kế nội thất đương đại vay mượn các yếu tố từ chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, đồng thời cũng thu thập ý tưởng từ nhiều phong cách khác. Bên cạnh đó phong cách đương đại cũng luôn luôn thay đổi. Mỗi thập kỷ trôi qua, các xu hướng trang trí nội thất trong ngày sẽ luôn được coi là đương đại. Nó không nhất thiết phải gắn với một khoảng thời gian cụ thể giống như phong cách hiện đại. Thay vào đó, nó là một phong cách không ngừng phát triển phản ánh những gì đang xảy ra ngày hôm nay.
9. PHONG CÁCH HITECH (HIGH TECHNOLOGY)
Hitech hay còn có tên gọi khác là High Technology nghĩa tiếng việt là công nghệ cao. Phong cách nội thất hitech luôn sử dụng những dòng vật liệu, thiết bị, đồ nội thất hiện đại, sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trong kiến trúc không gian.
Phong cách thiết kế Hitech dành cho những người có đam mê công nghệ, thích tìm hiểu và khám phá cách vận dụng những sáng tạo từ dòng vật liệu cao cấp, thiết bị hiện đại vào trong nội thất. Phong cách nội thất hitech luôn tạo ra sự khác lạ cho chính không gian sống mà nó sẽ ngự trị.
Để tôn lên vẻ đẹp của phong cách Hitech trong nội thất thì không thể không nhắc đến yếu tố ánh sáng. Theo đó thì cùng với sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng rực rỡ với không gian công nghệ đã mang đến một giá trị thẩm mỹ đầy cuốn hút. Và để tạo được hiệu ứng ánh sáng phù hợp thì bạn có thể sử dụng hệ thống đèn với màu sữa, trong suốt và thiết kế âm tường để mang đến một vẻ đẹp đầy hiện đại, phóng khoáng.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Hitech tại đây:
10. PHONG CÁCH INDOCHINE (PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG)
Thời gian gần đây, những công trình như nhà hàng, khách sạn thậm chí căn hộ, homestay… theo phong cách Indochine dần trở lại và được yêu thích hơn. Xu hướng đầy hoài niệm này là hòa quyện giữa chất Tây sang trọng và vẻ đẹp Á Đông ngọt ngào.
Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ.
Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân dã với trang bị tối giản nhất khi giường, phản… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại và phong cách cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khi hậu,… trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Indochine tại đây:
11. PHONG CÁCH TAIWAN
Phong cách thiết kế Taiwan mang đến sự gọn gàng tiện tích, đơn giản tránh tối đa sự rườm ra, lược bỏ đi các chi tiết thừa để mang đến một không gian thoáng hơn. Cũng giống như nhiều ngôi nhà có thiết kế hiện đại, ngôi nhà này các bạn có thể thấy rõ việc sử dụng vật liệu đơn giản. Tất cả đem lại một sự tối giản và sự tiện nghi cần thiết không thừa không thiếu. Ngoài ra không gian còn được điểm xuyến bởi những chi tiết decor và cây xanh khiến không gian không bị buồn tẻ và luôn luôn đem lại sự mới mẻ cho gia chủ.
Phong cách Taiwan hiện nay đang khá phổ biến tại Việt Nam tạo nên một xu hướng mới, mang đến một hơi thở mới cho không gian gia đình bạn.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Taiwan tại đây:
12. PHONG CÁCH ECO ( NỘI THẤT XANH)
Eco là phong cách được hình thành vào những năm đầu thế kỉ 20 và cho tới cuối thế kỉ 20, chúng ngày càng trở nên phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống đặc biệt là thiết kế nội thất.
Phong cách Eco trong thiết kế nội thất luôn hướng tới việc tạo ra một môi trường sống hài hòa giữa con người và các yếu tố của tự nhiên. Các công trình thiết kế nội thất Eco thường có xu hướng trang trí ưu tiên sự tối giản sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên hoặc có thể tái chế, tái sử dụng.
Ưu điểm của phong cách Eco mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là sự thoải mái tuyệt đối cho người sử dụng. Không gian xanh thân thiện với môi trường, bố trí đồ đạc đơn giản, không cầu kì,… mang lại cho con người những lợi ích to lớn về cả sức khỏe và tinh thần.
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Eco tại đây:
Trên đây là 12 phong cách thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay, hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn được một chọn lựa ưng ý cho ngôi nhà của mình.